EMPLOYER BRANDING – XU THẾ MỚI THU HÚT NHÂN TÀI

Thuật ngữ Employer Branding được ra đời từ những năm 1990. Và được sử dụng như một “vũ khí” dùng để “chiến đấu” trên chiến trường tuyển dụng ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, ở thị trường tuyển dụng Việt Nam thuật ngữ Employer Branding (xây dựng thương hiệu tuyển dụng) còn quá mơ hồ và chưa được áp dụng phổ biến.

Employer Branding là gì?

Employer Brand được hiểu theo hướng đơn giản nhất là thương hiệu của nhà tuyển dụng. Tất cả các ấn tượng của ứng viên hoặc talent cảm nhận về môi trường làm việc của doanh nghiệp. Bắt đầu từ lúc các nhân viên nhân sự đăng tin tuyển dụng. Đưa ra mô tả công việc, tiếp nhận hồ sơ xin việc của ứng viên. Cách giao tiếp trong quá trình phỏng vấn. Cho đến khi vào làm chính thức. Nói một cách khác, employer brand là cảm nhận của mọi người về giá trị của công ty. 

Từ đó ta có thể thấy được rằng Employer Branding là cách xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng. Đó là tất cả những việc vô tình hoặc cố ý thực hiện. Để truyền tải thông điệp, hình ảnh, tính chất đặc trưng của doanh nghiệp tới ứng viên và talent. 

Tại sao nói vô tình hay cố ý? Bởi vì không doanh nghiệp nào có thể quản lý được cảm xúc của cộng đồng và xã hội. Mọi cảm nhận đều thông qua các hoạt động thực tế mà ứng viên được trải nghiệm. 

Tầm quan trọng của Employer Branding

Employer Branding chính là cách để doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Không phải ngẫu nhiên mà Google lại là nơi hội tụ những lập trình viên xuất sắc nhất Thế giới. Bởi chính các lập trình viên cực giỏi cũng khao khát muốn được làm việc cho Google.

Employer Branding chính là phương thức PR có-một-không-hai của các doanh nghiệp. Với nhận thức của công chúng, những doanh nghiệp thành công là nơi đem lại môi trường làm việc thoải mái và tốt nhất cho nhân viên của mình. Vậy tại sao các công ty lại không sử dụng chính môi trường làm việc năng động của mình để PR cho bản thân? Bạn chắc chắn đã có câu trả lời cho riêng mình.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Tuyển dụng nhân tài đã khó. Giữ chân họ còn khó hơn. Xây dựng chiến lược Employer Branding chính là phương thức hữu hiệu để ngăn chặn nạn ‘chảy máu chất xám’ ở các doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của tạp chí Havard Business Review, 60% nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng Employer Branding sẽ trở thành chiến lược quan trọng nhất trong phát triển thương hiệu của mình trong tương lai.

Ai là người xây dựng thương hiệu doanh nghiệp?

Thông thường, nhân sự (HR) là đội đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi nói về thương hiệu tuyển dụng. Và thật vậy, HR là đội chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Tuy nhiên, thương hiệu tuyển dụng không phải là thứ ta có thể lựa chọn để thể hiện ra cho ứng viên hay người tìm việc. Thương hiệu tuyển dụng là những gì bạn đang thực sự có. Và thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp được định hình không chỉ bởi HR. Mà còn từ rất nhiều cá nhân khác trong tổ chức:

  • Đội marketing, truyền thông: Đưa những hình ảnh, câu chuyện, con người,… của doanh nghiệp ra bên ngoài (thông qua phương tiện truyền thông xã hội, sự kiên, v.v.)
  • Người sáng lập hoặc chủ doanh nghiệp. Giám đốc điều hành. Tất cả các nhân sự điều hành cấp C: Đây là những người có tầm nhìn chiến lược cho công ty. Và đặt ra các giá trị doanh nghiệp mà họ muốn củng cố.
  • Quản lý trực tiếp của các phòng ban: Họ đóng vai trò chính trong việc lãnh đạo, đánh giá và đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ. Cũng như con người của các thành viên trong đội nhóm của mình.
  • Đội HR: Thiết lập quan hệ giữa các nhân sự trong công ty và xây dựng những chính sách nhân sự phù hợp

Nếu từng bộ phận hoạt động hoặc lên ý tưởng riêng lẻ sẽ không thể xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp. Để xây dựng một thương hiệu tuyển dụng mạnh, tất cả cần phối hợp làm việc cùng nhau.

Xem thêm: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN THỰC SỰ ĐẠI DIỆN CHO ĐIỀU GÌ?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

All in one
Scroll to Top