LÀM THẾ NÀO ĐỂ DOANH NGHIỆP KHÔNG “CHẢY MÁU CHẤT XÁM”?

Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là giữ chân được nhân tài và tăng được sự cam kết của nhân sự có năng lực trong công việc. Nhờ đó giảm chi phí đào tạo, chi phí tuyển dụng và giảm tình trạng “chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp. 

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều muốn theo đuổi. Ngoài việc xây dựng cho mình một đội ngũ nhân tài thì hoạt động này còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều nhân viên mới và tạo thêm động lực cho nhân viên làm việc. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp “không chảy máu chất xám”? Hãy cùng AITALK tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Vì sao nhân tài chọn “dứt áo ra đi”?

  • Không hài lòng trong công việc và chính sách công ty.
  • Nhân sự có một sự lựa chọn thay thế tốt hơn.
  • Nhân sự nghỉ việc đã có kế hoạch.
  • Nhân sự có trải nghiệm tiêu cực.
  • Giữ chân nhân tài quan trọng như thế nào?
  • Giữ chân nhân viên làm giảm chi phí đào tạo. 
  • Cải thiện tinh thần làm việc cho nhân sự.
  • Nhân sự chủ chốt rời đi sẽ làm xáo trộn hoạt động của tổ chức. 
  • Giúp doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo hiệu quả.
  • Dịch vụ khách hàng có thể bị gián đoạn. 
  • Nhân sự thôi việc ảnh hưởng đến tinh thần của nhân sự khác.
  • Doanh thu tăng.
  • Nhân sự nghỉ việc làm giảm năng suất. 

09 bước giúp giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp

Bước 1: Doanh nghiệp thuê đúng người:

Tuyển chọn ứng viên là phần quan trọng nhất để giữ chân nhân tài. Sau cùng, để giữ lại những gì tốt nhất, bạn cần chọn “đúng người”, “đúng năng lực”. Điều này thật sự cần thiết đối với bất kì doanh nghiệp nào. Ngoài các kỹ năng cụ thể cho vị trí ứng tuyển, hãy đảm bảo rằng chuyên viên có một hồ sơ phù hợp với văn hóa của công ty. Ngoài ra, việc đánh giá tính cách, thái độ của ứng viên cũng rất cần thiết.

Bước 2: Doanh nghiệp đưa ra lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân sự:

Đưa ra một kế hoạch nghề nghiệp với các mục tiêu có khả năng kích thích nhân viên phát triển trong công ty là điều cần thiết để giữ chân nhân tài. Cụ thể là cho nhân viên thấy họ có thể phát triển và vươn tới những bước nào trong công ty. Là một cách tuyệt vời để giữ họ ở lại tổ chức.

Bước 3: Xây dựng môi trường làm việc trong doanh nghiệp chuyên nghiệp và an toàn:

Môi trường là một trong những nhân tố quan trọng quyết định nhân sự có ở lại với doanh nghiệp hay không. Doanh nghiệp có một môi trường làm việc chuyên nghiệp và an toàn. Giúp nhân viên yên tâm làm việc và phát triển kỹ năng của mình với chất lượng cao hơn. Không ai muốn làm ở một môi trường thiếu tính bảo mật, thiếu sự chuyên nghiệp trong cách quản lý và vận hành. 

Bước 4: Xây dựng lương thưởng phù hợp và minh bạch với nhân sự:

Mặc dù tiền không phải là tất cả nhưng nó vẫn là một cơ chế được các nhà quản lý và nhân viên trong bất kỳ công ty nào coi trọng. Hoa hồng, tăng, tiền thưởng và các loại phần thưởng tiền tệ khác được các nhà quản lý xác định là một cách tuyệt vời để giữ chân nhân tài.

Bước 5: Doanh nghiệp đưa ra mức lương theo yêu cầu:

Trả lương theo yêu cầu là một phương thức đang ngày càng trở nên mạnh mẽ trên thị trường. Ngoài mức lương trong giờ làm việc doanh nghiệp. Cũng phải xây dựng mức lương ngoài giờ làm việc cho nhân sự để nhân sự sẵn sàng cống hiến với năng suất cao nhất cho doanh nghiệp. Lắng nghe yêu cầu của nhân viên và đưa ra mức đàm phán phù hợp. 

Bước 6: Ghi nhận kết quả của nhân sự:

Ghi nhận kết quả của nhân viên là điều rất quan trọng để họ không muốn rời bỏ công ty. Sự ghi nhận có thể là tài chính, thăng cấp và thậm chí với các chuyến đi hoặc quà tặng.

Bước 7: Đánh giá cao đội ngũ làm việc:

Việc coi trọng đội nhóm cũng là điều cần thiết trong việc giữ chân nhân tài. Các nhóm cảm thấy được đánh giá cao hơn, không muốn rời đi và làm việc theo cách tối ưu hóa, mang lại kết quả tốt hơn cho công ty.

Bước 8: Xây dựng những nhà lãnh đạo giỏi:

Đầu tư vào những nhà lãnh đạo giỏi là điều cần thiết để giữ chân nhân tài. Những người biết cách lãnh đạo có thể khai thác những tài năng tốt nhất của công ty. Mang lại cho họ những phản hồi và sự công nhận mà họ cần để ở lại công ty.

Bước 9: Trao đổi, phản hồi trong doanh nghiệp:

Tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhân viên là một cách tuyệt vời để xác định những điểm còn thiếu sót và sửa chữa chúng, làm tăng sự hài lòng của nhân viên, do đó tăng cơ hội giữ chân nhân tài.

Xem thêm: HRBP LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU ÍT AI BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA HRBP TRONG DOANH NGHIỆP

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

All in one
Scroll to Top